I. GIỚI THIỆU CHUNG
Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm về hướng Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, cách xa trung tâm thành phố khoảng 50km.
How to return to the healthy life before the holidays trenbo e 200 sale usa maga sosa clarifies: “it took me two years to recover my body”.
Năm 1975, tiền thân của bệnh viện huyện Củ Chi lúc bấy giờ là trạm Y tế Phạm Văn Cội. Ngày 30/04/1977, trạm Y tế được phát triển, xây dựng thành bệnh viện Phạm Văn Cội, sau đó lần lượt đổi tên thành bệnh viện An Nhơn Tây năm 1981 và bệnh viện miễn phí An Nhơn Tây năm 1994, trực thuộc Trung tâm Y tế Củ Chi.
Ngày 22 tháng 5 năm 2007 theo Quyết định số 79/2007/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện chính thức mang tên bệnh viện huyện Củ Chi, tách khỏi Trung tâm y tế huyện Củ Chi.
Bệnh viện huyện Củ Chi tọa lạc tại số 1307 Tỉnh lộ 7 xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP HCM, là bệnh viện đa khoa hạng III, trực thuộc Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh. Ban đầu khi mới trở thành bệnh viện tuyến huyện, quy mô của bệnh viện chỉ đáp ứng được 118 giường bệnh và khoảng 120.000 lượt khám chữa bệnh/năm, đội ngũ nhân sự của bệnh viện là 107 người, trong đó có 16 bác sĩ. Năng lực điều trị chuyên môn chủ yếu là sơ cấp cứu, khám và điều trị một số bệnh lý thông thường, những trường hợp bệnh nặng hầu hết đều phải chuyển lên tuyến trên. Trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh còn thiếu thốn nhiều, chủ yếu là một vài máy móc cơ bản như máy X Quang, máy siêu âm, máy xét nghiệm… Sau đó, bệnh viện trải qua khoảng thời gian khó khăn khi hoạt động ở dãy nhà tạm trong thời gian chờ xây mới bệnh viện. Cơ sở vật chất thiếu thốn, tạm bợ, thiếu nhân sự, đặc biệt là bác sĩ giỏi là những thách thức, khó khăn đặt ra cho bệnh viện trong thời gian đó.
Tuy nhiên đến nay, được sự quan tâm của UBND Thành phố, của Sở Y tế và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên, bệnh viện huyện Củ Chi đã phát triển lên một tầm cao mới, đạt được một số thành tích nhất định. Năm 2016, đưa vào sử dụng khu nhà mới xây dựng, quy mô bệnh viện được mở rộng, nâng số giường bệnh lên hơn 260 giường, thực hiện hơn 11.000 lượt khám chữa bệnh/tháng, tiếp nhận 813 ca cấp cứu/tháng, đội ngũ nhân sự hiện nay là 193 người, trong đó có 19 bác sĩ. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện được mở rộng bao gồm 4 phòng chức năng và các khoa Cấp cứu, khoa Khám bệnh, liên khoa Nội – Nhi, liên khoa Ngoại – Phụ sản, khoa Y học cổ truyền, khoa Dược, khoa Xét nghiệm và khoa Chẩn đoán hình ảnh.
Đáng chú ý từ ngày 29 tháng 4 năm 2016, các bệnh viện thành phố đã triển khai 10 phòng khám vệ tinh tại bệnh viện huyện Củ Chi bao gồm: 1 phòng khám nhi (bệnh viện Nhi Đồng 1), 1 phòng khám nội (bệnh viện Nhân dân Gia Định), 1 phòng khám sản (bệnh viện Từ Dũ), 1 phòng khám ngoại (bệnh viện Bình Dân), 1 phòng khám tai mũi họng (bệnh viện Tai Mũi Họng), 1 phòng khám răng hàm mặt (bệnh viện Răng Hàm Mặt), 1 phòng khám mắt (bệnh viện Mắt), 1 phòng khám da liễu (bệnh viện Da Liễu), 1 phòng khám phục hồi chức năng (bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề ghiệp), 1 phòng khám ngoại – chỉnh hình (bệnh viện ĐKKV Củ Chi). Cùng với đó, trạm cấp cứu 115 cũng được thiết lập tại bệnh viện huyện Củ Chi, giúp đảm bảo được “thời gian vàng” trong cấp cứu.
Bệnh viện cũng được đầu tư các máy móc, trang thiết bị hiện đại như: máy CT, X- Quang kỹ thuật số, siêu âm tim, máy nội soi, máy xét nghiệm miễn dịch, sinh hóa… cùng với việc nâng cấp, mở rộng phòng mổ và trang bị máy móc hiện đại cho phòng mổ như hệ thống mổ nội soi ổ bụng, máy C-arm.
Với bước chuyển mình đáng kể đó, hiện nay bệnh viện huyện Củ Chi đang từng bước khẳng định được năng lực của một bệnh viện đa khoa tuyến huyện cửa ngõ Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Bằng chứng là không chỉ thực hiện khám và điều trị các bệnh lý đơn giản mà bệnh viện còn có thể thực hiện phẫu thuật can thiệp cho những trường hợp bệnh nặng, tổn thương phức tạp mà không cần phải chuyển lên tuyến trên, tạo được niềm tin trong người dân, là điểm đến tin cậy cho họ khi có vấn đề về sức khỏe nhất là ở một huyện ngoại thành là vùng sâu, vùng xa, vùng kháng chiến cũ của cách mạng.
II. CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH VIỆN
– Thực hiện khám chữa bệnh cho người dân trong khu vực để hạn chế việc di chuyển xa cho bệnh nhân và giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
– Lấy người bệnh làm trung tâm, đáp ứng sự mong đợi của người bệnh bằng cách đa dạng hóa dịch vụ y tế, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người bệnh với giá cả hợp lý, tôn trọng y đức và tuân thủ pháp luật.
– Đào tạo, nâng cao trình độ cho các bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng, đồng thời là nơi thực tập cho học sinh, sinh viên, cán bộ y tế khi các trường lân cận có nhu cầu.
– Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng bệnh viện đạt bệnh viện hạng II